69-71B Nguyễn Văn Bứa

Xuân Thới Sơn – Hóc Môn – TP HCM

Hotline

0819 031 268 – 0913 144 680

Email

goachauhm@gmail.com

NỘI THẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG BIỂN ĐẢO – VẬT LIỆU NÀO THÍCH HỢP ?

So với những địa hình và khu vực khí hậu khác, vùng biển đảo có những yêu cầu khắt khe đối với vật liệu xây dựng và nội thất bởi các tác nhân từ môi trường. Vậy, nên lựa chọn như thế nào để đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm đạt độ bền tối ưu nhất?

1. Những tác nhân ảnh hưởng tới các công trình và vật liệu ở vùng biển

Công trình ven biển có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên đặc trưng của khu vực như thủy văn biển, độ muối khí quyển.Các hiện tượng thuỷ văn biển như chế độ thuỷ triều, nước dâng hay mưa bão. Đặc biệt, nước dâng có tác động lớn nhất vì công trình ở trong môi trường ngập nước, ảnh hưởng tới tất cả các loại vật liệu cũng như kết cấu công trình.

Công trình ven biển có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên đặc trưng của khu vực như thủy văn biển, độ muối khí quyển

Ngoài ảnh hưởng của độ ẩm, mưa bão, thủy triều,… các công trình xây dựng khu vực ven biển và vùng hải đảo còn chịu sự tác động của độ muối khí quyển. Muối trong khí quyển kết hợp với độ ẩm cao gây ăn mòn mạnh các kết cấu. Khu vực bị ảnh hưởng bởi độ muối khí quyển của nước ta tương đối rộng, không chỉ các địa phương tiếp giáp với biển mà cả các vùng nằm sâu trong đất liền.

2. Tác động của nước biển và khí hậu biển đối với vật liệu xây dựng và nội thất

Dưới sự tác động của các nhân tố kể trên, hầu hết các loại vật liệu trong công trình xây dựng đều bị ăn mòn và hư hỏng nhanh hơn so với công trình trong môi trường, khí hậu bình thường. Các nhân từ môi trường biển gây hại cho vật liệu xây dựng bao gồm: ion clo, ion sulfate, ion magie và các muối. Đối với vật liệu kim loại, muối của các ion này sẽ ôxy hóa kim loại làm cho vật liệu xuống cấp và dần phá hủy chúng.

Các loại vật liệu trong công trình xây dựng đều bị ăn mòn và hư hỏng nhanh hơn so với công trình trong môi trường, khí hậu bình thường

Do vậy, lựa chọn đúng vật liệu cho công trình biển đảo rất quan trọng. Nếu như sử dụng vật liệu thông thường cho công trình biển, tuổi thọ công trình nói chung và các sản phẩm nội thất sẽ ngắn, chi phí bảo trì, sửa chữa lớn, thậm chí công trình bị phá hủy, mất khả năng ứng dụng.

3. Lựa chọn vật liệu cho công trình biển đảo

Do nước biển và hơi nước biển đều gây ra các phản ứng làm suy yếu chất lượng vật liệu xây dựng, nội thất nên chúng ta cần cần lựa chọn vật liệu thích hợp, có khả năng hạn chế tác động của các muối, ion có trong nước và khí hậu biển.

Đối với kết cấu thép nên sử dụng các kim loại, hợp kim ít bị ăn mòn, có các lớp phủ để chống ăn mòn. Trong đó sơn là biện pháp hiệu quả nhất, thi công đơn giản, thông dụng và có tính thẩm mỹ cao. Hiện nay có tới hơn 80% bề mặt kim loại được bảo vệ bằng sơn.

Ván chống ẩm HMR phân phối tại CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ GỖ Á CHÂU phù hợp với các công trình vùng núi nhiều sương mù, vùng biển, …

Đối với bê tông và bê tông cốt thép cần lựa chọn các vật liệu chế tạo tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn hướng dẫn lựa chọn vật liệu đã được quy định. Ví dụ, xi măng, phải tuân theo tiêu chuẩn: TCVN 9035:2011; Cốt liệu, biện pháp thiết kế, thi công, tuân thủ theo TCVN 9346:2012.

Gỗ công nghiệp loại thường không phải là một giải pháp lý tưởng dành cho khu vực ven biển bởi tác động của hơi nước hay các hiện tượng thủy văn kể trên. Độ ẩm cao gây trương nở, phá hỏng kết cấu gỗ, giảm tuổi thọ của sản phẩm. Nếu như sử dụng gỗ công nghiệp, nên ứng dụng loại đạt tiêu chuẩn chống ẩm HMR . Đây là một giải pháp có thể lựa chọn để thay thế cho gỗ nhựa đối với các công trình vùng biển.

Sử dụng đúng vật liệu cho công trình biển đảo cực kỳ quan trọng. Đáng tiếc, hiện nay việc này chưa được chú ý nhiều ở Việt Nam. Các công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật bê tông cốt thép ở ven biển, trên các đảo sau 5 – 10 – 20 năm thường bị ăn mòn và phá hủy trầm trọng, đòi hỏi chi phí lớn cho việc sửa chữa và bảo vệ, chiếm khoảng 40 – 70% giá thành xây dựng